1. Home
  2. Docs
  3. Javascript
  4. Bài 4: Các toán tử trong Javascript

Bài 4: Các toán tử trong Javascript

1. Toán tử toán học trong javascript

Thông thường chúng ta sử dụng các toán tử toán học như cộng, trừ, nhận, chia.. để xử lý thay đổi giá trị các biến trong javascript.

Toán tử Mô tả
+
(phép cộng)
Nếu là chuỗi thì nó sẽ thực hiện thao tác nối chuỗi, còn nêu là số thì nó sẽ cộng hai số lại.

var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 25
var c = a + b;

(phép trừ)
Dùng với number

var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 15
var c = a - b;
*
(phép nhân)
Dùng với number

var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 100
var c = a * b;
/
(phép chia)
Dùng với number

var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 4
var c = a / b;
% Phép chia lấy phần dư, nghĩa là khi chia hai số lại với nhau và kết quả nó sẽ lấy phần dư của phép toán.
Trường hợp chia dư 0

var a = 20;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 0
// Lý do là a / b dư 0
var c = a % b;

Trường hợp chia dư khác 0

var a = 22;
var b = 5;
 
// Kết quả biến c có giá trị 2
// Lý do là a / b = 4 dư 2
var c = a % b;
++ Phép tăng giá trị hiện tại lên 1 đơn vị. Phép này có hai cách sử dụng đó là đặt nó trước biến và đặt nó sau biến.
Trường hợp đứng trước biến thì nó sẽ tăng trước khi lấy giá trị

var c = 12;
 
alert(++c); // kết quả là 13
 
alert(c); // kết quả là 13

Trường hợp đứng sau biến thì nó sẽ lấy giá trị rồi tăng lên

var c = 12;
 
alert(c++); // kết quả là 12
 
alert(c); // kết quả là 13
Phép giảm giá trị hiện tại xuống 1 đơn vị. Phép này cũng có hai cách dùng đó là đặt trước biên và đặt sau biến.
Trường hợp đứng trước biến thì nó sẽ giảm trước khi lấy giá trị

var c = 12;
 
alert(--c); // kết quả là 11
 
alert(c); // kết quả là 11

Trường hợp đứng trước biến thì nó sẽ giảm sau khi lấy giá trị

var c = 12;
 
alert(c--); // kết quả là 12
 
alert(c); // kết quả là 11

2. Toán tử gán trong javascript

Toán tử Ví dụ Mô tả
= x = y

Gán gí trị của biến x bằng giá trị của biến y, ví dụ:

var x = 12;
var y = x; // y = 12

+= x += y

Tương đương với x = x + y. Ví dụ:

var x = 12;
var y = 10;

// lúc này x = 22
x += y; // tương đương x = x + y

-= x -= y

Tương đương với x = x – y. Ví dụ:

var x = 12;
var y = 10;

// lúc này x = 2
x -= y; // tương đương x = x - y

*= x *= y

Tương đương với x = x * y. Ví dụ:

var x = 12;
var y = 10;

// lúc này x = 120
x *= y; // tương đương x = x * y

/= x /= y

Tương đương với x = x / y. Ví dụ:

var x = 12;
var y = 10;

// lúc này x = 1.2
x /= y; // tương đương x = x / y

%= x %= y

Tương đương với x = x % y. Ví dụ:

var x = 12;
var y = 10;

// lúc này x = 2;
x %= y; // tương đương x = x % y

3. Toán tử quan hệ trong Javascript

Toán tử Ví dụ Mô tả
> a > b Trả về TRUE nếu a lớn hơn b và FALSE nếu b lớn hơn a
< a < b Trả về TRUE nếu a nhỏ hơn bê và FALSE nếu b nhỏ hơn a
>= a >= b Trả về TRUE nếu a lớn hơn hoặc bằng b và FALSE nếu a nhỏ hơn b
<= a <= b Trả về TRUE nếu a nhỏ hơn hoặc bằng b và FALSE nếu a lớn hơn b
== a == b Trả về TRUE nếu a bằng b và FALSE nếu a khác b
!= a != b trả về TRUE nếu a khác b và FALSE nếu a bằng b

Ví dụ:

var a  = 12;
var b = 20;
console.log(a == b); // False
console.log(a > b); // False
console.log(a >= b); // False
console.log(a < b); // True
console.log(a <= b); // False
console.log(a != b); // True

4. Toán tử luận lý trong Javascript

Toán tử Ý nghĩa
&& AND: trả về kết quả là TRUE khi cả hai toán hạng đều TRUE
|| OR: trả về kết quả là TRUE khi cả hai hoặc một trong hai toán hàng là TRUE
! NOT: Chuyển đổi giá trị của toán hạng từ TRUE sang FALSE hoặc từ FALSE sang TRUE
var a = false;
var b = true;
console.log(a && b); // TRUE
console.log(a || b); // TRUE
console.log(!a); // TRUE
console.log(!b); // FALSE

5. Độ ưu tiên các toán tử trong Javascript

Độ ưu tiên các toán tử trong Javascript. Ảnh: freetuts

6. Lưu ý với toán tử so sánh bằng Javascript

Khác với các ngôn ngữ cao cấp khác như C# thì khi khai báo biến bạn không cần phải khai báo kiểu dữ liệu cho biến mà nó sẽ dựa vào giá trị mà bạn truyền cho biến, vì vậy bạn có thể chuyển đổi giá trị cho biến với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.

var a = 12; // a đang ở kiểu number
a = '12'; // a bây giờ là kiểu string

Về nguyên tắc thì cả hai toán tử đều có chung một chức năng là so sánh giá trị của hai biến, tuy nhiên với toán tử == thì chỉ so sánh giá trị mà không so sánh kiểu dữ liệu, còn toán tử === thì có so sánh luôn kiểu dữ liệu.

var a = 12; // number
var b = '12'; // string
 
// TRUE vì cả hai đều có giá trị là 12
document.write(a == b); 
 
// FALSE vì mặc dù giá trị bằng nhau nhưng
// kiểu dữ liệu của a là number, của b là string
document.write(a === b);

Hết bài 4