Trở về

Hướng dẫn Mua Hosting cho WordPress

bởi Vi Nè

Mua Hosting cho WordPress là bước đầu tiên – nhưng vô cùng quan trọng khi bắt đầu Xây dựng một Website WordPress chuyên nghiệp, nếu chọn hosting không phù hợp thì mọi tính năng hay ho khác đều bị ảnh hưởng.

Mua Hosting cho WordPress ở đâu tốt?

Trước hết ta tìm hiểu về các loại hosting WordPress phổ biến trên thị trường.

1. Các loại Hosting WordPress phổ biến

Dù với tên gọi nào, thì Hosting dành cho WordPress cũng là 1 trong 3 loại sau:

  • Shared Hosting: dễ quản lý – cài đặt và thường nhận được support kỹ thuật tốt hơn, có phần mềm Control Panel (cPanel, Plesk, Direct-Admin) để người dùng tự setup cấu hình và cài đặt Website.
  • Managed Hosting: cũng tương tự Shared Hosting nhưng tài nguyên thường mạnh hơn, được support kỹ thuật – backup – bảo mật & tăng tốc ‘tận răng’.
  • VPS – Máy chủ ảo: có tài nguyên máy chủ độc lập, nên mạnh mẽ – chịu tải tốt hơn nhiều so với shared hosting, nhưng khó cài đặt và quản lý vì đa số phải dùng dòng lệnh Linux, chứ không có Control Panel như shared hosting.
a. Ưu & Nhược điểm của Shared Hosting

Shared Hosting thường được cung cấp các phần mềm quản lý như cPanel, Plesk, Direct-Admin (DA). Trong đó cPanel thông dụng nhất.

Shared Hosting cPanel hiện nay có những tiện ích tuyệt vời như:

  • Backup tự động mỗi ngày: cho phép bạn phục hồi website hoặc toàn bộ hosting nếu gặp sự cố, lỗi code hoặc bị nhiễm viruses…
  • Let’s Encrypt SSL: chứng chỉ bảo mật SSL bắt buộc phải có cho mọi Website hiện nay, cPanel giúp cài đặt – tự động gia hạn chứng chỉ chỉ bằng 1 click.
  • Tự động cài đặt – update – quản lý phiên bản WordPress (và các CMS khác..): chỉ bằng 1 click, chúng ta có thể cài đặt xong 1 Website WordPress.
  • Công nghệ tăng tốc: đa số Shared Hosting đều dùng Webserver tốt nhất hiện nay là LiteSpeed Webserver (LWS) – đây là phần mềm được tích hợp sẵn các công nghệ tăng tốc Website hiệu quả nhất, người dùng WordPress chỉ cần cài thêm plugin miễn phí LiteSpeed Cache là xong, tốc độ sẽ nâng lên LEVEL mới!
  • CloudFlare DNS & CDN: trong cPanel giúp chúng ta đăng ký và dùng CloudFlare nhanh chóng (phần sau sẽ có hướng dẫn cụ thể).
  • Dễ quản lý code & database: vì cPanel cung cấp giao diện đồ họa để thao tác chỉnh sửa & cấu hình … dễ dàng.

Nhược điểm của Shared Hosting là bạn phải san sẻ tài nguyên với nhiều khách hàng khác, ví dụ hosting của bạn có 1GB RAM, thì 1GB RAM này bạn phải dùng chung với nhiều người.

Do đó, đa số shared hosting thường chỉ phù hợp với các site nhỏ, ít người truy cập. Nhiều dịch vụ cao cấp như A2Hosting, SiteGround… quản lý và cung cấp các tài nguyên mạnh hơn cho khách hàng, dù vẫn shared nhưng nói chung có thể đảm bảo sử dụng tốt cho lượng truy cập khá lớn.

b. Ưu & Nhược điểm của Managed WordPress Hosting

Managed WordPress Hosting thường có giá cao hơn Shared hosting và cả VPS, vì đây là dịch vụ cung cấp kèm rất nhiều tiện ích cao cấp & được support mọi vấn đề kỹ thuật. Giống như bạn thuê nhà có thêm bảo vệ – người quét dọn – nấu ăn & “sửa ống nước”…

Managed WordPress Hosting đảm bảo cho Hosting luôn vận hành trơn tru, được sao lưu tự động & quản lý – quét code & database nếu chẳng may bị hack…

Nhược điểm của Managed WP Hosting là giá cao & bạn không thể dùng một số plugins gây xung đột với các tính năng được phát triển sẵn trên Hosting.

c. Ưu & Nhược điểm của VPS

Nếu dùng VPS thì chúng ta không chỉ phải dùng câu lệnh để cài đặt Website mà những công nghệ nêu trên cũng cần phải cài và tùy chỉnh bằng dòng lệnh. Rất khó khăn cho người dùng chưa có kinh nghiệm.

Tuy nhiên, VPS mang lại sự ổn định và hiệu năng và bảo mật hơn hẳn Shared Hosting,vì bạn được toàn quyền sở hữu tài nguyên của gói VPS, không chia sẻ với bất cứ ai.

Tin vui là có một số shellscript được phát triển để chúng ta thực hiện các công việc trên nhanh gọn hơn như Centminmod, hay ở VN có hocvps của Luân Trần.

2. Hosting trong nước tốt nhất cho WordPress

Hosting trong nước đa số là các dịch vụ Shared hosting, vì hình thức cung cấp này dễ vận hành hơn Managed hosting, nhất là có thể chia ra rất nhiều gói Hosting nhỏ trên một Máy chủ nhằm mang lại doanh thu tối đa.

Uy tín và chất lượng nhất ở VN hiện nay là AZDIGI của Thạch Phạm, giá khá tốt, chất lượng ổn định và hỗ trợ kỹ thuật tận tình:

  • Pro SSD Hosting: phù hợp cho người mới bắt đầu làm web, dành cho site nhẹ, lượng truy cập nhỏ
  • Turbo Cloud Hosting: khả năng chịu tải cao
  • Business Hosting: phù hợp cho đối tượng doanh nghiệp vì tài nguyên phần cứng dồi dào
  • SEO Hosting: cung cấp IP riêng cho từng Website, thích hợp cho build hệ thống site vệ tinh.
  • Reseller Hosting: cho phép chia ra 30 -> 100 gói Hosting cPanel nhỏ, VHW Team đánh giá đây là dịch vụ shared hosting có chất lượng/ giá thành tốt nhất cho người dùng VN.

Việc nâng cấp từ gói nhỏ lên gói cao cấp hơn rất dễ, support có hỗ trợ nên chúng ta cứ chọn gói nhỏ để dùng thử trước, khi nhu cầu tăng thì tạo ticket để support nâng lên gói cao hơn.

Ưu điểm của Hosting trong nước
  • Tốc độ rất nhanh vì Máy chủ ở VN, không sợ đứt cáp, phù hợp nếu người dùng Website tập trung chủ yếu ở VN.
  • Support kỹ thuật tiếng Việt
Nhược điểm của Hosting trong nước

Nhược điểm chung của mọi dịch vụ hosting trong nước, kể cả AZDIGI hiện nay, là:

  • Datacenter thiếu ổn định: dù chúng ta có những Datacenter chuẩn quốc tế của FPT, VNPT và Viettel nhưng so với các DC ở Singapore, Tokyo hay Châu Âu, Bắc Mỹ.. thì rõ ràng DC của chúng ta vẫn kém hơn về hạ tầng kỹ thuật & khâu vận hành, bảo trì.
  • Đội ngũ kỹ thuật còn yếu: đây là nhược điểm cực lớn, không chỉ ở khâu hỗ trợ khách hàng mà còn ở khâu quản lý & vận hành máy chủ – các phần mềm quản trị hosting… Việc này khiến việc support khách hàng & xử lý các vấn đề kỹ thuật không được nhanh & hiệu quả như nhiều dịch vụ hosting uy tín ở nước ngoài.
  • Chi phí cao & Tài nguyên kém: đây cũng là nhược điểm chung của Hosting trong nước – giá luôn cao hơn dịch vụ cùng phân khúc ở nước ngoài, chưa kể vì lợi nhuận, theo thời gian các dịch vụ cung cấp hosting ‘nhét’ rất nhiều gói Hosting vào cùng 1 Server khiến tài nguyên bị chia nhỏ & xử lý sự cố & bảo trì không còn hiệu quả.

Truy cập từ nước ngoài bị ảnh hưởng khi đứt cáp: nếu có một lượng traffic quan trọng từ nước ngoài, thì đừng nên chọn Hosting trong nước.

Bạn nên chọn Hosting nào cho WordPress?

Hawkhost & Stablehost là 2 dịch vụ tốt khi bạn muốn tạo nhiều Website nhỏ – traffic ít & không đòi hỏi up-time cao. Nhược điểm của HawkHost & StableHost là khả năng chịu tải không cao vì họ hạ giá thành xuống mức rất thấp – chưa kể phải chia sẻ chi phí cho Affiliate.

AZDIGI là dịch vụ Hosting & VPS tốt nhất ở thị trường trong nước – cả tài nguyên & hỗ trợ kỹ thuật đề hơn các dịch vụ khác. AZDIGI Shared hosting có chất lượng tốt hơn HawkHost & Stablehost, nhưng kém hơn A2hosting & SiteGround.

Riêng VPS của AZDIGI cũng như các nhà cung cấp VPS trong nước khác – chất lượng không cao & giá rất đắt so với những thương hiệu lớn như Vultr, Linode hay DigitalOcean.

A2Hosting & SiteGround có chất lượng cao hơn một bật so với HawkHost, StableHost & AZDIGI (của VN). Các nhà cung cấp này hợp với Website có lưu lượng truy cập vừa phải, cỡ 20 – 100 Users online cùng lúc, hoặc shop bán hàng WooCommerce.

Kinsta là dịch vụ tốt nhất để chạy các Website nhỏ & vừa & lớn – họ cung cấp thông số Visits để người dùng chọn được gói phù hợp với nhu – cầu – có thể nâng cấp tự động lên gói cao hơn khi traffic tăng lên.

Vì là dịch vụ Managed Hosting nên Kinsta hosting có công nghệ tăng tốc – bảo mật & backup tự động riêng, chưa kể còn có dịch vụ CDN riêng cực tốt.

Còn nếu Kinsta chi phí quá khả năng của bạn, hãy chịu khó dùng các dịch vụ VPS cao cấp như Vultr & Linode, với mức giá chỉ từ $2.5/ tháng – sức mạnh vượt trội Shared Hosting

Tóm lại
  1. Nếu Website của bạn có lượng truy cập lớn thì giải pháp tối ưu nhất là dùng VPS hoặc Kinsta, rồi đến SiteGround/ A2Hosting.
  2. Các dịch vụ như HawkHost, StableHost chỉ nên dùng cho website nhỏ, truy cập ít, vì cả 2 dịch vụ này đã ‘xuống cấp’ khá nặng so với trước đây – yếu tố đáng yêu duy nhất là giá cực kỳ rẻ & support tốt.

Chúc các bạn thành công!

Chúng tôi tạm dừng chức năng bình luận, mọi thắc mắc vui lòng gửi thông qua mục liên hệ. Xin cám ơn!