Một trong các tính năng mình rất thích trong EasyEngine đó là nó được tích hợp rất nhiều lệnh để chúng ta quản lý website dễ dàng mà không cần trông cậy vào các chương trình hỗ trợ UI. Và việc quản lý các website trong EasyEngine sẽ được khai báo bằng domain.
Các lệnh trong bài viết này sẽ được bắt đầu bằng ee site
.
Tham khảo: site – EasyEngine
Để truy cập vào thư mục gốc của một website nào đó, bạn sẽ cần dùng lệnh ee site cd như sau.
ee site cd domain.com
Bạn có thể xoá toàn bộ dữ liệu của một website với lệnh ee site delete.
ee site delete domain.com
Hoặc nếu bạn chỉ cần xoá mã nguồn thì thêm tham số --files
vào, hoặc nếu chỉ cần xoá database thì thêm tham số --db
vào. Ví dụ:
ee site delete domain.com --files #Xóa dữ liệu web của domain này
Nếu bạn cần tắt một website mà không phải xoá dữ liệu thì có thể sử dụng lệnh ee site disable.
ee site disable domain.com
Còn nếu muốn bật lên thì sử dụng ee site enable
.
ee site enable domain.com
Để sửa cấu hình NGINX của một website nào đó (tại /etc/nginx/sites-available) thì chỉ cần sử dụng lệnh ee site edit
.
ee site edit domain.com
Nó có thể sẽ cần hỏi bạn cần dùng chương trình soạn thảo văn bản nào ở lần đầu tiên sử dụng, hãy chọn số 2 để sử dụng Nano cho đơn giản. Sau khi sửa và lưu lại, hệ thống sẽ tự động test và restart lại NGINX.
Nếu bạn cần xem thông tin website như thông tin database, các software sử dụng,…thì sử dụng lệnh ee site info
.
ee site info domain.com
Chỉ cần sử dụng lệnh ee site list
là bạn sẽ xem được danh sách các website có trên máy chủ.
Đây là một lệnh rất hữu ích nếu bạn cần bổ sung tính năng nào đó vào website mà lúc thêm vào bạn chưa cài cho nó, ví dụ bạn muốn đổi từ cấu hình W3 Total Cache sang WP Super Cache thì sẽ sử dụng lệnh này.
ee site update domain.com --wpfc
Ở lệnh trên, nghĩa là mình cần cập nhật cho website domain.com sử dụng WordPress với cấu hình FastCGI Cache.
Mặc dù không phải là lệnh quản lý website nhưng mình sẽ đưa vào đây vì nó cũng ngắn và dễ sử dụng. Lệnh xoá cache này được sử dụng để xoá cache của Pagespeed, Memcached và Opcache. Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần gõ lệnh ee clean --all
là được.
Để xem log chúng ta có thể truy cập vào các tập tin mà mình đã trình bày ở phần Vị trí các tập tin cấu hình để xem, nhưng trong EasyEngine nó có tích hợp sẵn những lệnh đơn giản để xem log nhanh thì tại sao lại không sử dụng nhỉ. Các lệnh xem log của EasyEngine giống như chúng ta xem live log bằng lệnh tail trong Linux vậy.
Khi xem log, nếu bạn muốn thoát ra thì dùng tổ hợp phím Ctrl + C.
Để xem toàn bộ log của hệ thống (bao gồm MySQL, PHP và access log) thì chúng ta có thể sử dụng lệnh đơn giản.
ee log show
Hoặc nếu bạn muốn xem log cụ thể thì thêm tham số –mysql, –php, –nginx, –fpm hoặc –access vào.
ee log show --php
Nếu bạn có nhiều domain trên máy chủ và cần xem log của một domain nào đó thì có thể thêm tham số domain cần xem log vào. Ví dụ:
ee log show domain.com
hoặc
ee log show domain.com --fpm
Rất đơn giản mà lại hiểu quả đúng không nào?
Ở trên là các lệnh mà bạn sẽ cần sử dụng khi quản trị website của mình trên EasyEngine. Tới đây thì chắc bạn cũng đã hiểu tại sao mình lại thích EasyEngine đến vậy rồi chứ. Nhưng chưa hết, ở phần sau mình sẽ nói thêm về một tính năng mới được đưa vào EasyEngine đó là tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let’s Encrypt trong 1 dòng lệnh duy nhất.
Theo: Thạch Phạm