27/09/2019
Việc mang dữ liệu từ website khác về máy chủ đang sử dụng EasyEngine cũng rất dễ dàng, và cũng có rất nhiều cách để làm nhưng ở bài này, mình sẽ chuyển về bằng cách mình hay làm đó là sử dụng WP-CLI đã được tích hợp vào trong EasyEngine và bạn nên làm theo cách này để website của bạn hoạt động tốt ở EasyEngine.
Trước tiên, bạn cần thêm domain của website cần chuyển về bằng lệnh của EasyEngine.
ee site create domain.com --wpredis
Sau đó truy cập vào thư mục chứa dữ liệu của domain vừa thêm vào với 2 lệnh sau:
ee site cd domain.com cd htdocs
Lệnh ở trên nó sẽ tạo sẵn database và chứa sẵn dữ liệu, bây giờ chúng ta nên xóa toàn bộ dữ liệu có sẵn của nó để chút nữa mình nhập dữ liệu cũ vào:
wp db reset --allow-root
Và xóa toàn bộ mã nguồn được cài sẵn:
rm -rf *
Lệnh trên rất nguy hiểm, hãy chắc chắn là đã truy cập vào thư mục của website mới sử dụng nhé.
Bằng cách nào đó, bạn hãy mang toàn bộ dữ liệu mã nguồn của website vào thư mục /var/www/domain.com/htdocs
, bao gồm tập tin database (.sql) luôn nhé vì mình sẽ import bằng WP CLI.
Nếu máy chủ cũ của bạn sử dụng EasyEngine, hãy tiến hành backup dữ liệu trên VPS như sau.
1. Truy cập vào thư mục /var/www/domain.com/htdocs.
2. Sau đó chạy lệnh này để sao lưu database và bạn sẽ thấy tập tin .sql
ở thư mục htdocs sau khi chạy lệnh này xong.
wp db export --allow-root
3. Tiến hành nén toàn bộ dữ liệu trong thư mục htdocs thành một tập tin nén bằng lệnh:
tar -cvf source.tar.gz *
4. Bây giờ bạn chỉ cần copy tập tin source.tar.gz qua thư mục của website ở máy chủ mới với lệnh sau là được:
scp source.tar.gz [email protected]máy-chủ-mới:/var/www/domain.com/htdocs/
5. Sau khi nó copy xong, hãy qua thư mục /var/www/domain.com/htdocs/ trên máy chủ mới và giải nén tập tin source.tar.gz ra.
tar -xvf source.tar.gz
Sau đó, hãy đổi tên tập tin wp-config.php của mã nguồn website cũ thành tên gì đó, miễn không phải là wp-config.php.
mv wp-config.php wp-config.old.php
Nếu máy chủ cũ dùng EasyEngine thì nó không mang tập tin wp-config.php theo.
Bây giờ bạn hãy nhập các dữ liệu database của website cũ vào database của website đã thêm ở EasyEngine bằng lệnh wp như sau:
wp db import data.sql --allow-root
Trong đó, data.sql là tên tập tin .sql bạn đã upload lên thư mục htdocs. Đây chính là tập tin database ở website cũ mà bạn đã chuyển về.
Bây giờ, website của bạn sẽ sử dụng tập tin wp-config.php tại /var/www/domain.com/.
Lưu ý là nếu bạn có sử dụng table prefix khác với wp_
mặc định thì hãy sửa lại phần $table_prefix
trong file wp-config.php để tránh lỗi WordPress nó kêu bạn cài lại.
Để tránh tình trạng bị hỏi thông tin FTP khi cài hoặc cập nhật gì đó trên WordPress thì bạn phải phân quyền lại để đảm bảo các tập tin và thư mục của website vừa chuyển về thuộc sở hữu của user www-data
và group www-data
.
chown -R www-data:www-data /var/www/domain.com
Sau khi chuyển xong, bạn nên chạy lệnh ee site update
để nó tự động cài các plugin cache và thiết lập cho chính xác với cấu hình đang sử dụng. Đầu tiên là đổi cấu hình của tên miền sang một cấu hình khác và sau đó dùng lại lệnh này để chuyển về cấu hình mong muốn của bạn. Ví dụ mình đang dùng --wpredis
thì sẽ chuyển sang --wpfc
rồi chuyển ngược về lại --wpredis
.
ee site update domain.com --wpfc
Sở dĩ mình phải làm như vậy là mỗi lần đổi cấu hình website thì EasyEngine sẽ tự động cài plugin và thiết lập lại trên cả webserver và plugin WordPress để đảm bảo tương thích nhất.
Vậy là xong, bạn vừa chuyển xong một website WordPress về máy chủ sử dụng EasyEngine rồi đó. Đọc thì có vẻ lâu nhưng nếu bạn dùng máy chủ thì rất là nhanh nhé. Nếu bạn có gặp khó khăn thì có thể để lại bình luận bên dưới.