Trở về

Hướng dẫn cấu hình cơ bản cho Sentora Panel

bởi Vi Nè

Ngay sau khi cài đặt xong Sentora, bạn cần phải cấu hình lại một vài tham số để server hoạt động được chính xác nhất.

Giao diện trang quản lý Sentora sau khi đăng nhập

Sau khi cài đặt hoàn chỉnh, Sentora sẽ tạo cho bạn tài khoản quản trị zadmin. Bạn chỉ nên sử dụng account này để quản trị server, không nên dùng để quản lý website. Mỗi website nên gán cho một user khác nhau để bảo mật tốt hơn.

1. Update thông tin cá nhân

– Password mặc định Sentora tự tạo rất khó nhớ (để bảo mật). Nếu muốn thay đổi các bạn hãy vào Account Information >> Change Password rồi nhập Password hiện tại, Password mới rồi Change.
– Đừng quên vào Account Information >> My Account và cập nhật lại thông tin cá nhân.

2. Cấu hình Sentora

Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành cấu hình cho Sentora bằng cách truy cập vào Server Admin >> Sentora Config. 2 thông tin quan trọng nhất cần cập nhật là From AddressFrom Name.

3. Xóa hoặc edit thông báo

Luôn luôn có một thông báo với nội dung “Welcome to your new Sentora installation! You can remove this message from the Client Notice Manager module. This module allows you to notify your clients of service outages, upgrades and new features etc :-)” ở trên cùng với tất cả các tài khoản. Nếu muốn xóa nó đi hoặc thay đổi nội dung bạn hãy vào Reseller >> Client Notice Manager.

4. Điều chỉnh các Hosting Package

Sau khi cài đặt Sentora sẽ có mặc định 2 gói Hosting Package tạo sẵn là Administration (dùng cho account zadmin, không giới hạn gì cả)Demo (dùng để test). Nếu bạn chỉ sử dụng VPS 1 mình thì không cần quan tâm đến cái này, còn nếu bạn muốn nhiều người có thể dùng chung VPS thì bước đầu tiên cần làm đó là tạo 1 Hosting Package.

Bạn có thể hiểu nôm na VPS như 1 cái bánh, nếu bạn ăn 1 mình thì không sao, còn nếu muốn chia cho nhiều người cùng ăn thì sẽ phải cắt nhỏ ra thành nhiều miếng. Hosting Package chính là để làm việc này. Bạn có thể quy định từng package nhỏ có dung lượng, băng thông bao nhiêu, số lượng ftp accounts, email, domains và sub-domains… như thế nào để áp dụng với các account con sẽ tạo sau này.

Để tạo mới hoặc điều chỉnh Hosting Package, các bạn hãy truy cập vào menu Reseller >> Package Manager

Màn hình liệt kê các package hiện tại xuất hiện. Việc cần làm đầu tiên là bạn hãy nhấn xóa package Demo đi vì nó chưa được cấu hình gì cả.

Tiếp theo hãy tạo mới một package, ô nhập thông số để -1 = unlimited. Ngược lại thì là có giới hạn.

Lưu ý: Tổng Disk Space và Bandwidth Quota nên nằm trong giới hạn của VPS.

Sau khi đã có Hosting Package bạn muốn, hãy vào Reseller >> Manage Clients để thêm mới 1 account (Reseller hoặc User) và lựa chọn package tương ứng.

5. Thêm website đầu tiên

Như mình nói ban đầu, tài khoản zadmin chỉ nên để cấu hình server. Nếu sử dụng bạn hãy login vào bằng account đã tạo ở bước 4.

Để add website vào server, truy cập vào Domain Management >> Domains

Trong ô Domain name bạn hãy nhập domain muốn add, Home directory giữ nguyên option Create a new home directory rồi nhấn Create.

Sau đó domain sẽ ở tình trạng Pending, bạn cần đợi khoảng 5 phút để Sentora cập nhật hoặc truy cập vào Server Admin >> Sentora Config và xem dòng Next Daemon Run để biết chính xác khi nào domain sẽ được activate.

Tiếp theo chúng ta sẽ thêm một tài khoản FTP để có thể upload dữ liệu lên server, truy cập vào File Management >> FTP Accounts.

Trong ô Create a new FTP Account, bạn nhập vào UsernamePassword, Access type để Full access, Use Domain directory chọn domain vừa tạo rồi nhấn Create.

Ngay lập tức tài khoản FTP sẽ được tạo và bạn có thể connect ngay vào server. Tương tự, bạn hãy tạo mới Database và User trong phần Database Management để có thể sử dụng được MySQL.

Chúng tôi tạm dừng chức năng bình luận, mọi thắc mắc vui lòng gửi thông qua mục liên hệ. Xin cám ơn!

Bài 5: Cách tạo comment trong Python

Bài 4: Cách khai báo biến trong Python

Bài 3: Cài đặt Intellij IDEA và chạy Hello World trong Python

Bài 2: Hướng dẫn download và cài đặt python trên Windows

Bài 5: Tìm hiểu về Props trong ReactJS

Bài 4: Components trong ReactJS

Bài 3: Giới thiệu JSX trong ReactJS

Bài 2: Cài đặt môi trường chạy ReactJS

Bài 18: Thuộc tính icon trong CSS

Các biểu tượng có thể dễ dàng được thêm vào trang HTML của b...

Bài 17: Thuộc tính box model trong CSS

Bài 16: Thuộc tính outline trong CSS

Bài 15: Thuộc tính Height/Width trong CSS

Chat Icon Close Icon